Thầy trò mình cùng xấu hổ
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Thầy trò mình cùng xấu hổ
Đúng là rất xấu hổ nữa là đằng khác, trong khi chỉ thị rồi công văn của Bộ, Sở liên tục gởi về các trường đẩy mạnh và xây dựng trường học thân thiện – học sinh tích cực.
Với tinh thần đó thầy cũng muốn tạo cảm giác thân thiện cho các em có một môi trường tốt để học tập, coi trường học như là ngôi nhà thứ hai của mình, các em có thể coi thầy cô như ba mẹ để dễ dàng chia sẻ và được giúp đỡ. Nhưng cái cảm giác thân thiện đó dường như càng cố gắng thì càng khó có thể đạt được, chính vì thế thầy mới có cảm giác “xấu hổ” với các em, và thầy nghĩ có lẽ các em còn xấu hổ hơn thầy.
Lấy một ví dụ đơn giản để minh chứng cho việc này là chúng ta chào hỏi nhau khi gặp mặt, thầy đã có cảm giác thân thiện khi gặp mặt người quen mình nở nụ cười kèm với lời chào hay một cái gật đầu nhẹ, điều đó làm cho tinh thần thầy thoải mái và nhẹ nhàng, thầy cảm thấy yêu đời khi mỗi ngày đi từ nhà đến trường làm việc thầy chào hỏi bà con làng xóm và vui vẻ bước vào công việc. Nhưng khi gặp em thì khác – những học trò nhỏ của thầy ạh, cảm giác xấu hổ hiện rõ trên mặt thầy và tràn đầy trong lòng thầy nữa, thầy nhìn thấy em và thầy cứ nhìn như thế và thầy bắt đầu xấu hổ khi thầy trò mình đi qua nhau trong khi hai ánh mắt cứ nhìn thấy nhau như thế, thầy vẫn cố nhìn em cho đến khi không thể nhìn được nữa vì thầy lo rằng lỡ như em chào thầy mà thầy cứ quay mặt đi như vậy sẽ không hay, sẽ làm lòng tự trọng của em bị tổn thương thế nên thầy vẫn cứ nhìn cho đến khi thầy bắt gặp ánh mắt của em cúi xuống bước đi thì thầy cũng nhẹ nhàng bước qua em. Thầy bước đi nhẹ nhàng nhưng lòng thầy nặng trĩu, thầy nghĩ nhiều về em và thầy nghĩ nhiều về thầy. Có lẽ vì em xấu hổ khi gặp thầy hoặc vì em ngại cảm giác thân thiện với thầy, hay vì em đang tập trung việc gì khác, hay là em không thấy thầy, thầy cố tìm thật nhiều lý do để minh chứng cho sự thật một nụ cười lẽ ra phải có khi em với thầy gặp nhau.
Và rồi thầy nghĩ về bản thân mình, có lẽ nguyên nhân là ở thầy mà ra, thầy đáng sợ quá chăng? Hay thầy làm em ngượng, chẳng lẽ thầy không đáng để chia sẻ với em một nụ cười của cuộc sống này sao? Thế mà ta mãi gặp nhau hàng ngày và vẩn thế ta vẫn bước qua nhau với hai ánh mắt xa lạ. Nói như vậy có lẽ là đã đủ để thầy và em cùng hiểu về sự việc gì thầy đang nhắc tới rồi đúng không? Và điều cuối cùng thầy vẫn muốn và mơ ước rất nhiều đó là khi thầy trò mình gặp nhau thì thầy muốn đáp trả nụ cười hiền hậu của em bằng một nụ cười thân thiện của thầy, tuy thầy cười không đẹp nhưng thầy sẽ cố gắng đem lại cho em cảm giác thân thiện và vui vẻ bước vào lớp học. Thầy trò mình sẽ xua tan đi cảm giác lạnh lùng của tình người mà cùng đem đến cho nhau mùa xuân tươi đẹp em nhé, không chỉ với thầy mà còn với những người khác nữa – đó là điều tuyệt vời nhất mà thượng đế đã ban tặng cho con người.
Với tinh thần đó thầy cũng muốn tạo cảm giác thân thiện cho các em có một môi trường tốt để học tập, coi trường học như là ngôi nhà thứ hai của mình, các em có thể coi thầy cô như ba mẹ để dễ dàng chia sẻ và được giúp đỡ. Nhưng cái cảm giác thân thiện đó dường như càng cố gắng thì càng khó có thể đạt được, chính vì thế thầy mới có cảm giác “xấu hổ” với các em, và thầy nghĩ có lẽ các em còn xấu hổ hơn thầy.
Lấy một ví dụ đơn giản để minh chứng cho việc này là chúng ta chào hỏi nhau khi gặp mặt, thầy đã có cảm giác thân thiện khi gặp mặt người quen mình nở nụ cười kèm với lời chào hay một cái gật đầu nhẹ, điều đó làm cho tinh thần thầy thoải mái và nhẹ nhàng, thầy cảm thấy yêu đời khi mỗi ngày đi từ nhà đến trường làm việc thầy chào hỏi bà con làng xóm và vui vẻ bước vào công việc. Nhưng khi gặp em thì khác – những học trò nhỏ của thầy ạh, cảm giác xấu hổ hiện rõ trên mặt thầy và tràn đầy trong lòng thầy nữa, thầy nhìn thấy em và thầy cứ nhìn như thế và thầy bắt đầu xấu hổ khi thầy trò mình đi qua nhau trong khi hai ánh mắt cứ nhìn thấy nhau như thế, thầy vẫn cố nhìn em cho đến khi không thể nhìn được nữa vì thầy lo rằng lỡ như em chào thầy mà thầy cứ quay mặt đi như vậy sẽ không hay, sẽ làm lòng tự trọng của em bị tổn thương thế nên thầy vẫn cứ nhìn cho đến khi thầy bắt gặp ánh mắt của em cúi xuống bước đi thì thầy cũng nhẹ nhàng bước qua em. Thầy bước đi nhẹ nhàng nhưng lòng thầy nặng trĩu, thầy nghĩ nhiều về em và thầy nghĩ nhiều về thầy. Có lẽ vì em xấu hổ khi gặp thầy hoặc vì em ngại cảm giác thân thiện với thầy, hay vì em đang tập trung việc gì khác, hay là em không thấy thầy, thầy cố tìm thật nhiều lý do để minh chứng cho sự thật một nụ cười lẽ ra phải có khi em với thầy gặp nhau.
Và rồi thầy nghĩ về bản thân mình, có lẽ nguyên nhân là ở thầy mà ra, thầy đáng sợ quá chăng? Hay thầy làm em ngượng, chẳng lẽ thầy không đáng để chia sẻ với em một nụ cười của cuộc sống này sao? Thế mà ta mãi gặp nhau hàng ngày và vẩn thế ta vẫn bước qua nhau với hai ánh mắt xa lạ. Nói như vậy có lẽ là đã đủ để thầy và em cùng hiểu về sự việc gì thầy đang nhắc tới rồi đúng không? Và điều cuối cùng thầy vẫn muốn và mơ ước rất nhiều đó là khi thầy trò mình gặp nhau thì thầy muốn đáp trả nụ cười hiền hậu của em bằng một nụ cười thân thiện của thầy, tuy thầy cười không đẹp nhưng thầy sẽ cố gắng đem lại cho em cảm giác thân thiện và vui vẻ bước vào lớp học. Thầy trò mình sẽ xua tan đi cảm giác lạnh lùng của tình người mà cùng đem đến cho nhau mùa xuân tươi đẹp em nhé, không chỉ với thầy mà còn với những người khác nữa – đó là điều tuyệt vời nhất mà thượng đế đã ban tặng cho con người.
Phạm Khánh Tuấn
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết